Nhất dương sinh thái lát

Giá tham khảo: Liên hệ

Các chứng chỉ đạt được

Nhất dương sinh thái lát

Thông tin nhà cung cấp

Nhà cung cấp Công ty TNHH Sâm Nhất Dương Sinh
Địa chỉ số 63 đường Cao Lỗ, xã Uy Nỗ, huyện Đông Anh, TP Hà Nội
Điện thoại 0243.965.6168
Website
Tên sản phẩm Nhất dương sinh thái lát
Hạn sử dụng
Tình trạng Đang lưu thông
Số lượt đã xác thực 99

Công ty TNHH Sâm Nhất Dương Sinh cảm ơn quý khách đã sử dụng sản phẩm của chúng tôi!

- Nhất Dương Sinh được bảo tồn và nhân giống bới Nghệ nhân Phạm Thị Lý, Theo thông báo số 1260/TB-TT-VPBH ngày 21/10/2020 của Cục Trồng trọt Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn thì Chủ sở hữu giống Nhất Dương Sinh là Nghệ nhân Phạm Thị Lý.

- Vì thế cần phải nhập giống có bản quyền từ đơn vị cung cấp được Nghệ nhân Phạm Thị Lý ủy quyền hoặc nhập nguồn giống từ tác giả

- Quy trình trồng sâm:

1. Thời vụ: Thời vụ thu hoạch sâm Nhất Dương Sinh bắt đầu từ tháng 8 âm lịch hằng năm sau khi cây kết hạt. Hạt được thu hoạch từ quả chín làm giống và  được gieo trồng vào đầu mùa xuân

2. Giống: Nhất Dương Sinh được bảo tồn và nhân giống bới Nghệ nhân Phạm Thị Lý, Theo thông báo số 1260/TB-TT-VPBH ngày 21/10/2020 của Cục Trồng trọt Bộ Nong nghiệp và Phát triển Nông Thôn thì Chủ sở hữu giống Nhất Dương Sinh là Nghệ nhân Phạm Thị Lý. Vì thế cần phải nhập giống có bản quyền từ đơn vị cung cấp được Nghệ nhân Phạm Thị Lý ủy quyền hoặc nhập nguồn giống từ tác giả.

3. Chuẩn bị cây giống

a) Gieo trực tiếp trên luống đất:

- Làm đất kỹ, luống đánh rộng 0,8 - 1 m, bón lót phân hữu cơ hoai mục (Phân bón hữu cơ Việt Hùng), rải đều phân trên mặt luống, đảo đều đất và phân, vét đất ở rãnh phủ lên mặt luống sau đó tưới VBIO dinh dưỡng cải tạo đất theo tỷ lệ 1/100 đều lên mặt luống. Trước khi gieo hạt cần ngâm hạt với VBIO Dĩnh dưỡng cây trồng trong thời gian 1h rồi mới tra hạt lên các luống.

- Chia đều mặt luống để tra hạt, cho hạt phân bố đều trên mặt luống. Gieo hạt xong cào nhẹ hoặc dùng tay xoa nhẹ, đều trên mặt luống cho đất phủ kín hạt, phủ một lớp rơm rạ, trấu mỏng trên mặt luống và dùng ô doa tưới nước đủ ẩm. Nên sử dụng máy gieo hạt và công cụ gieo hạt thủ công giúp giảm chi phí giống, công lao động.

- Sau khi gieo tưới 1 - 2 lần/ngày trong vòng 3 - 5 ngày, khi hạt nảy mầm nhô lên mặt đất 2 ngày tưới một lần. Tỉa cây bị bệnh, cây xấu.

- Cây giống nhổ đi trồng khi được 4 - 5 lá thật, tưới nước đẫm trước khi nhổ 1 giờ.

b) Gieo trên khay bầu:

- Dùng khay loại 40 - 50 lỗ/khay (khay vỉ có đường kính 3cm, độ sâu 4cm). Giá thể đóng bầu là hỗn hợp của một số vật liệu chính gồm: xơ dừa 30%, phân chuồng mục 30 %, đất 40%, sau đó bổ sung phân lân 2 - 3 kg/tấn giá thể và vôi 5 - 6 kg/tấn giá thể. Cho đầy giá thể vào khay và nén nhẹ.

- Hạt giống trước khi gieo phải xử lý ngâm ủ. Khi hạt bắt đầu nảy mầm tiến hành gieo hạt vào khay đã chuẩn bị. Ấn nhẹ lỗ trong khay sâu 1 - 1,5cm, gieo mỗi lỗ 1 - 2 hạt. Gieo hết khay dùng đất nhỏ đã trộn phủ một lớp mỏng trên bề mặt của hạt. Sau đó dùng trấu hoặc rơm, rạ phủ nên bề mặt của khay. Không để khay trực tiếp lên mặt đất, cho lên giàn cao 20 - 50cm. Để khay ở nơi khô thoáng, nhiều ánh sáng mặt trời.

- Khay đã ươm hạt giống phải được giữ ẩm thường xuyên (70 - 80%), đặc biệt giai đoạn đầu khi mới gieo hạt. Khi cây có 4 - 5 lá thật có thể nhổ đi trồng, loại bỏ cây bị bệnh, cây xấu. Trước khi mang cây con ra trồng từ 3 - 5 ngày nên hạn chế nước tưới và chăm sóc dinh dưỡng để cây dễ thích nghi.                 

4. Làm đất

- Đất trồng phải đảm bảo đủ điều kiện cho sản xuất theo quy định. Lên luống cao trên 30 cm, khoảng cách luống rộng 1,4m (rãnh đến rãnh), mặt luống rộng tối thiểu 40cm, dễ thoát nước. Sau mỗi vụ nên giữ nguyên luống, dùng 1 lít chế phẩm sinh học VBIO - Cải tạo đất pha với 100 lít nước phun lên bề mặt đất sau đó cho nước ngập luống khoảng 10 ngày sử dụng máy xới mini làm đất trên mặt luống. Có thể che phủ nilon mặt luống để giữ ẩm, hạn chế cỏ dại.

- Một số yêu cầu của đất trồng với sản xuất nhân sâm hữu cơ.

+ Đất phải có độ phì tự nhiên, độ phì tiềm tàng khá cao và không bị ô nhiễm.

+ Đất phải luôn được duy trì hàm lượng chất hữu cơ.

+ Đất không bị ô nhiễm bởi tác động của các độc tố.

5. Mật độ trồng

- Khoảng cách: Khoảng cách giữa các cây là 25 cm hoặc

- Mật độ trồng: 1.000 - 1.200 cây/sào (28.000 - 33.000 cây/ha).

6. Bón phân

- Liều lượng bón: có thể lựa chọn các loại phân hữu cơ và liều lượng bón

+ Phân bón hữu cơ Việt Hùng, hoặc các loại phân chuồng ủ hoai mục đã qua xử lý bằng chế phẩm: 500 - 600 kg/sào (15.000 – 17.000 kg/ha).

+ Dùng 1 lít Chế phẩm sinh học VBIO – Dinh dưỡng cây trồng pha với 50 -80 lít nước phun đều lên thân, gốc và lá.

- Phương pháp bón:

+ Phân bón hữu cơ, phân chuồng ủ hoai mục đã qua xử lý bằng chế phẩm VBIO: Bón làm 2 đợt, đợt 1 bón lót 70%, đợt 2 bón thúc lượng còn lại khi cây bắt đầu phân cành. Tùy theo tình trạng của cây trồng, điều kiện đất đai mà có thể bổ sung dinh dưỡng cho cây.

+ Tùy theo độ lớn và từng giai đoạn của cây mà sử dụng chế phẩm sinh học VBIO – Dinh dưỡng cây trồng với liều lượng thích hợp. Nên sử dụng kết hợp với Chế phẩm VBIO dùng đặc trị nấm, trừ sâu và xua đuổi côn trùng để phun hoặc tưới cho cây thường xuyên theo chu kỳ 1 tuần 1 lần.    

7. Tưới nước và chăm sóc và xua đuổi côn trùng

- Sử dụng nguồn nước đảm bảo tiêu chuẩn theo qui định; tưới nước đủ ẩm từ sau khi trồng đến khi thu hoạch; tiêu nước kịp thời khi ngập úng. Áp dụng biện pháp tưới rãnh hoặc tưới nhỏ giọt.

- Làm cỏ và phun chế phẩm VBIO dinh dưỡng + VBIO xua đuổi côn trùng theo tỷ lệ 50:50 định kỳ mỗi lần cách nhau 5 ngày.

8. Phòng trừ sâu bệnh

- Vệ sinh đồng ruộng, dọn sạch cỏ dại, tàn dư cây trồng kết hợp sử dụng các loại chế phẩm sinh học như BIOEM 5IN1, VBIO – Đa năng dùng để ủ, cải tạo đất, Trị nấm, trừ sâu và xua đuổi côn trùng.

- Ngắt bỏ lá bị bệnh hại, nhổ bỏ cây bị bệnh (héo xanh, xoăn lá), ngắt ổ trứng, bắt giết sâu non (sâu xám bắt vào buổi tối).

- Để ở các rãnh luống những đống cỏ hoặc tàn dư thực vật sâu sẽ ra ăn đêm và chui vào các đống này để trú ẩn dễ dàng thu bắt vào buổi sáng.

9. Thu hoạch: Thu hoạch đúng lúc, đúng lứa không để dập nát, xây xát, để nơi khô mát, sau đó đóng vào bao bì sạch để vận chuyển đến nơi tiêu thụ.

10. Ghi chép hồ sơ

- Ghi chép đầy đủ thông tin về toàn bộ quá trình sản xuất trên hệ thống phần mềm CHECKVN - Nhật ký nông nghiệp và lưu giữ hồ sơ tối thiểu 01 năm tính từ ngày thu hoạch để truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

+ Giống, gốc ghép: Tên giống, nơi sản xuất, hóa chất xử lý và mục đích xử lý (nếu có).

+ Phân bón: Tên phân bón, nơi sản xuất, thời gian sử dụng, liều lượng, phương pháp bón, thời gian cách ly.

+ Thuốc bảo vệ thực vật: Tên dịch hại, tên thuốc, nơi mua, lý do sử dụng, thời gian sử dụng, nồng độ, liều lượng, dụng cụ  phun, người phun thuốc, thời gian cách ly.

+ Sản phẩm: tên sản phẩm, ngày thu hoạch, mã số lô, tên và địa chỉ khách hàng.            

11. Quản lý thu hoạch – sơ chế

- Địa điểm, nhà xưởng, nước sơ chế, thu gom và xử lý chất thải, vệ sinh cá nhân; thiết bị, dụng cụ sơ chế,...phải tuân thủ theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11041-2015.

- Không sử dụng chất bảo quản, phụ gia trong sản phẩm nhân sâm hữu cơ; trong quá trình thu hoạch, sơ chế đóng gói và vận chuyển không được để sản phẩm nhân sâm hữu cơ lẫn với sản phẩm nhân sâm sản xuất theo quy trình thông thường.  

Các sản phẩm khác

500.000đ
0 đ
Liên hệ
0 đ

Hệ thống thông tin sử dụng mã QR truy xuất nguồn gốc hàng hóa đã được cấp Bằng độc quyền sáng chế số: 16036 theo quyết định số: 61711/QĐ-SHTT của Cục sở hữu trí tuệ, ngày 30.09.2016.

Thực hiện nhiệm vụ “Bảo vệ thương hiệu hàng hóa Việt Nam” thường niên trên quy mô toàn quốc. Theo kế hoạch số 99 / KH - MTTW - BCĐTWCVĐ của Ban chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

Thực hiện kế hoạch số 02/KH-UBND của UBND thành phố Hà Nội về việc duy trì, phát triển hệ thống thông tin điện tử sử dụng mã QR truy xuất nguồn gốc nông sản trên địa bàn thành phố Hà Nội

Bản quyền thuộc về Trung tâm Doanh nghiệp Hội nhập và Phát triển (IDE) - Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam.

Điện thoại: +84.435406169 - Hotline: 01695719999

Email: info@hn.check.net.vn

Vận hành bởi Công ty cổ phần khoa học công nghệ Bảo Tín