Hợp tác xã Khải Hưng xin kính chào quý khách, cảm ơn quý khách đã sử dụng sản phẩm của chúng tôi!
- Giới thiệu
+ Bí đỏ hay còn gọi là bí ngô là một loại quả chứa rất nhiều giá trị dinh
dưỡng tốt cho sức khỏe, giàu vitamin, sắt, đạm, chất béo và các loại axít amin
hữu cơ tốt cho cơ thể. Quả bí ngô được ưa chuộng trong chế biến các món như
canh bí đỏ, đọt bí đỏ xào tỏi,... ngoài ra mọi người cũng thường dùng bí đỏ để
chế biến sữa bí đỏ uống rất tốt, giúp tăng cân, đẹp da, tốt cho hệ tiêu hóa và
ngăn ngừa các bệnh về tim mạch, xương khớp.
+ Cây bí ngô, bí đỏ tương đối dễ trồng và dễ chăm sóc, có thể trồng với diện
tích rộng mang đến nguồn lợi kinh tế rất cao. Ngoài ra, mọi người cũng có thể
trồng bí ngô tại nhà để cung cấp thực phẩm sạch và an toàn, tiết kiệm kinh phí
cho gia đình. Tại bài viết này Hội nuôi trồng sẽ hướng dẫn cho bạn cách trồng
bí đỏ và chia sẽ kinh nghiệm trồng bí ngô tại nhà hiệu quả.
- Một số điều cần biết khi trồng bí đỏ
+ Bí một số loại giống như bí đỏ trái dài, bí đỏ hồ lô, bí ngô khổng lồ
xuất xứ từ Mỹ, bí đỏ Nhật, bí ngô cao sản và một số giống bí ngô lai khác.
+ Bí đỏ được trồng thích hợp ở các vùng khí hậu nhiệt đới. Cây bí ngô trồng
được quanh năm, tuy nhiên tốt nhất là trồng bí đỏ vào mùa khô hơn là mùa mưa
rét, vì thời tiết lạnh sẽ khiến bí ngô khó ra hoa, thụ phấn và đậu quả.
+ Địa điểm trồng bí ngô phải ở nơi có nhiều ánh sáng và không gian để cây leo,
có thể để cây leo dưới mặt đất hoặc làm giàn cho cây leo. Nếu trồng tại nhà thì
có thể trồng trong các thùng xốp lớn.
+ Bí đỏ có bộ rễ tốt với khả năng chống khô hạn rất cao, tuy nhiên lại không
chịu được ngập úng, do vậy đất trồng bí đỏ phải là nơi khô ráo, đất giữ ẩm và
thoát nước tốt. Muốn trồng bí đỏ đạt năng suất cao cần phải làm đất thật kỹ và
tơi xốp. Độ PH của đất phải từ 5,5 -7,5.
+ Bí đỏ hay bí ngô không kén đất trồng, có thể
trồng trên đất ruộng, tuy nhiên để bí đỏ cho năng suất cao thì cần phải được
trồng trên các loại đất thịt nhẹ, đất pha cát, loại đất có độ tơi xốp, khả năng
hút ẩm cao, tuy nhiên phải chú ý không để đất bị ngập nước sẽ khiến cây bị thối
rễ.
+ Bước 1: Ngâm hạt giống bí đỏ
• Hạt giống bí đỏ bạn có thể mua ở chợ, siêu thị hoặc tự gây giống bằng việc
lấy hạt từ những trái bí già rồi phơi khô để sử dụng làm hạt giống.
• Ngâm hạt giống bí đỏ vào vào nước ấm 30 - 35°C từ 6 - 8 tiếng, sau đó
vớt hạt ra rửa lại bằng nước sạch và ủ vào khăn ẩm ở nhiệt độ 20 - 25°C trong 1
đêm. Kiểm tra thấy hạt giống nứt nanh thì đem gieo vào bầu đất.
+ Bước 2: Gieo hạt bí đỏ
• Có thể sử dụng khay chậu, thùng xốp hoặc bầu đất để gieo hạt, lưu ý đất
gieo hạt cần phải là đất sạch và nhiều dưỡng chất, bạn có thể mua các loại đất
hữu cơ có bán ở trên thị trường như đất Tribat, Multi,... Hoặc nếu sử dụng đất
bình thường thì cần phải xử lý đất bằng việc rải vôi trộn vào đất phơi nắng 10
- 15 ngày để diệt mầm bệnh có trong đất, sau đó bón lót cho đất gieo bằng tro
trấu, mùn cưa hoặc xơ dừa với phân chuồng ủ hoại để tăng cường chất dinh dưỡng
cho đất gieo hạt.
• Tạo lỗ sâu khoảng 1cm rồi gieo hạt bí đỏ đã ngâm ủ vào khay chậu gieo,
mỗi lỗ gieo 1 - 2 hạt và phủ một lớp đất mỏng lên.
• Khi gieo xong phun nước cho đất ẩm. Đặt chậu ươm bên cạnh nơi có ánh
nắng ấm để thúc đẩy việc nảy mầm. Có thể rải Basudin vào đất để phòng trừ kiến
gây hại.
+ Bước 3: Trồng bí đỏ
• Sau khi gieo hạt bí đỏ được khoảng 7 - 10 ngày sẽ cho cây có từ 2 - 3 lá
nhám thì tiến hành bứng cây ra trồng vào ruộng, hoặc trồng riêng vào từng chậu,
thùng xốp, xô nhựa cỡ lớn.
• Lưu ý trước khi trồng cây khoảng 10 ngày thì phải làm đất trồng thật kỹ,
dọn dẹp cỏ rác, bón vôi, phân chuồng ủ hoại và phân lân vào đất cày xới đều cho
đất tơi xốp. Nếu trồng tại nhà trong thùng xốp thì chỉ cần làm đất sạch, bón
lót vôi, phân chuồng và mùn mục hoặc xơ dừa, xới đất cho tơi xốp rồi phơi
nắng 10 - 15 ngày trước khi trồng cây con.
• Tiến hành làm luống cho đất trồng, lên luống cao 20 - 30cm, liếp rộng
khoảng 3m, hàng cách hàng 5 - 6m, mỗi cây cách nhau 50 - 80cm. Nếu
trồng vào mùa mưa thì nên làm rãnh sâu giữa 2 liếp và làm mương thoát quanh
ruộng để thoát nước tránh ngập nước khiến cây bị thối rễ.
• Tạo hố đất sâu, nhấc nhẹ bầu cây bí đỏ và vùi kín bầu cây dưới đất, đôn
cho chặt gốc. Phủ rơm rạ, gỗ mùn, cỏ khô xung quanh gốc để giữ ẩm cho cây.
• Nên trồng cây vào buổi chiều mát khi nắng đã tắt. Khi trồng cây con xong
cần tưới nước mỗi ngày 2 lần và che phủ tạo bóng râm trong 1 tuần đầu để cây
con hồi sức.
+ Chăm sóc cây bí ngô
• Tưới nước
º Bí đỏ không cần phải tưới nước nhiều, chỉ cần tưới đủ 2 lần mỗi ngày vào 7 -
10 ngày đầu khi trồng cây con để cây hồi sức, sau đó có thể cách 2 - 3 ngày
tưới nước 1 lần. Tuy nhiên vào thời điểm bí đỏ ra hoa thì cần phải tưới nhiều
nước để cung cấp độ ẩm cho cây ra hoa, thụ phấn.
º Vào mùa mưa thì cần chú ý vun luống cho cây cao để tránh bị ngập úng,
không được để tình trạng đất bị ngập nước gây thối rễ và cũng không được để đất
quá khô sẽ khiến cây bị còi cọc và cho ít trái.
• Bón phân
º Sau khi trồng cây con được được 3 - 4 lá thật thì sử dụng phân DAP pha
loãng với nước để tưới vào gốc cây, chú ý tránh tưới vào lá cây. Kết hợp làm
cỏ, vun xới gốc cho cây.
º Chế độ phân bón cho cây bí đỏ chia làm 3 lần theo định kỳ:
º Bón thúc lần 1: Khi cây trồng được 15 ngày thì bón thúc lần 1 với phân
chuồng ủ hoại + phân ure pha loãng với nước vào gốc cây, làm cỏ và vun đất vào
gốc cho cây.
º Bón thúc lần 2: Thời điểm cây trồng được 35 ngày thì tiến hành bón thúc
lần 2 với phân chuồng ủ hoại + hỗn hợp phân đạm, ure, lân và kali, bón xung
quanh gốc và lấp phủ đất, vun gốc cho cây.
º Bón thúc lần 3: Khi cây trồng được 50 bón thúc lần 3 với hỗn hợp phân
NPK, đạm, kali và urê pha với nước bón cho cây để tăng cường dưỡng chất nuôi
cây ra hoa và cho quả. Có thể sử dụng phân chuồng ủ hoại, mùn mục hoặc tro trấu
để bón vào gốc cây.
º Ngoài các lần bón thúc trên thì có thể sử dụng một trong những loại
thuốc Bayfolan, HVP, Komix, Bioted,... để phun lá định kỳ cách 7 - 10 ngày một
lần để kích thích giúp cây khoẻ mạnh, tăng trưởng nhanh, cho năng suất cao.
• Làm cỏ và cắt tỉa
º Trồng bí đỏ có thể cho cây bò dưới mặt đất hoặc làm giàn cho cây leo,
nếu làm giàn thì cần phải làm giàn chắc khỏe với độ cao từ 2 - 2,5m.
º Lưu ý nếu thu hoạch đọt bí thì khi ngọn bò dài 50 - 60cm thì có thể thu
hoạch ngọn bí, sau đó vun gốc và bón thúc đạm pha loãng với nước để tưới cây
cho cây nhanh mọc đọt mới.
º Khi bí bò dài khoảng 1m thì bắt đầu tiến hành đôn dây bí bằng cách
khoanh dây bí quanh gốc, lấp gốc bằng phân chuồng ủ hoại để giúp rễ bám sâu vào
đất. Bấm ngọn cho cây phát triển nhánh, mỗi cây để lại từ 3 - 4 nhánh. Chỉnh
dây bí dàn đều để dây không bò chồng chéo lên nhau, cắt tỉa bớt lá già ở để
ruộng bí thông thoáng.
º Giai đoạn khi cây bí đỏ bắt đầu ra hoa thì ngưng đôn dây và cho bí leo
lên giàn hoặc bò trên đất, kết hợp sửa dây và tỉa nhánh gốc và nhánh nhỏ, lá
già, sâu bệnh giúp cây tập trung dinh dưỡng nuôi trái.
º Giai đoạn cây ra hoa kết trái: Khoảng 30 - 35 ngày sao khi trồng
thì cây bí đỏ bắt đầu nở hoa, ở cây bí đỏ thì tỉ lệ hoa đực nhiều hơn hoa cái,
và thường thì hoa đực có sớm hơn hoa cái 2 - 3 ngày. Cây có thể tự thụ phấn nhờ
côn trùng, hoặc bạn có thể tác động đến việc thụ phấn cho hoa bằng cách
ngắt hoa đực, dùng cọ tăm bông dúi vào hoa đực để lấy phấn hoa và cọ vào nhụy
của hoa cái để thụ phấn, chú ý nên tiến hành thụ phấn cho hoa vào buổi sáng sớm
và vào lúc hoa cái nở nhiều. Đặc biệt là vào mùa mưa thì hoa rất khó tự thụ
phấn nên cần phải thụ phấn thủ công sẽ cho năng suất cao hơn. Sau khi cây
thụ phấn thì cần cắt bỏ bớt hoa đực, tỉa bỏ các nhánh con, các lá già để tạo độ
thông thoáng cho cây. Nếu trên cây đậu nhiều quả thì phải tỉa bớt quả non để
tăng cường chất lượng cho các quả bí.
• Tự thụ phấn hoa cho bí đỏ
º Vào mùa mưa thì cần có biện pháp kê trái lên cao khỏi mặt đất để tránh
việc quả bí đỏ tiếp xúc với đất ẩm hay bị ngập úng sẽ khiến trái bị thối làm
giảm năng suất quả.
º Phòng trị sâu bệnh ở bí đỏ
º Bí ngô rất dễ chăm sóc và ít bị sâu bệnh, tuy nhiên nếu gặp điều kiện
thời tiết không thuận lợi, chế độ tưới nước và phân bón không hợp lý thì có thể
phát sinh ra một số vấn đề bệnh gây hại cho bí ngô cần đề phòng: Các loại
sâu đất, sâu xanh, sâu đục quả, bọ trĩ, rầy rệp, nhện đỏ,... để phòng ngừa
những loại sâu bệnh này thì cần chú ý tưới nước đầy đủ cho cây trồng, cắt tỉa
bớt lá già, vun đất cao cho gốc cây để tạo độ thông thoáng cho cây trồng. Nếu
phát hiện sâu bệnh thì cần sử dụng một trong các loại thuốc diệt sâu bọ,
rầy rệp như Actara, Confidor, Regent, Vertimec, Oshin, Trigard theo hướng dẫn
trên bao bì.
º Ở bí đỏ cũng thường xuất hiện bệnh sương mai, bệnh phấn trắng và bệnh
chết cây con, để tìm hiểu nguyên nhân và biện pháp phòng trừ thì bạn nên đọc kỹ
hướng dẫn tại bài viết này: Các bệnh gây hại ở cây bí đỏ.
+ Thu hoạch
• Trồng bí đỏ hồ lô
• Bí đỏ sau khi trồng khoảng 3 tháng sẽ cho thu hoạch, có thể thu hoạch bí
đỏ được nhiều đợt tùy thuộc vào việc chăm sóc cây trồng. Tuy nhiên nếu muốn thu
hoạch trái già để cất trữ được lâu hơn thì có thể đợi hơn 3 - 4 tháng khi trái
già có vỏ cứng màu vàng, lớp vỏ có phấn trắng và cuống vàng.
• Quả bí đỏ già có thể giữ làm giống để trồng các vụ sau bằng cách chọn
trái lớn, già và không sâu bệnh, quả bí giống được thu hoạch và cất trữ ít nhất
1 tháng rồi mới bổ ra lấy hạt giống.
• Mang hạt bí đỏ rửa sạch, phơi khô để cất làm hạt giống